MIẾN ĐIỆN TRƯỚC NGƯỠNG CỬA DÂN CHỦ

MIẾN ĐIỆN TRƯỚC NGƯỠNG CỬA DÂN CHỦ

Trích trong tạp chí "CÁCH MNG" số 2 của Ðại Việt Cách Mạng Ðảng.

Analysis: The Release of Aung San Suu Kyi | Asia Society

Nam Phong

         Thượng tuần tháng 7 vừa qua một số hãng thôngtấn ngoại quốc đã loan tin là chính quyền độc tài quân phiệt Miến Ðiện đã phóng thích không điều kiện bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đảng đối lập " Liên Minh Quốc Gia Ðấu Tranh Vì Dân Chủ" và cũng là người được giải thưởng Hòa  Bình Nobel năm 1991. Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với báo chí tại thủ đô Ngưỡng Quảng (Rangoon) sau 6 năm bị quản thúc tại gia, Bà Suu Kyi cho biết bà vẫn tin là dân chủ sẽ thắng, và chính quyền quân đội sẽ chấp nhận đối thoại với phe đối lập để tránh cho đất nước cảnh phá sản vô phương cứu chữạ Bà Aung San Suu Kyi là con út của tướng Aung San, người đã từng suốt đời tranh đấu cho nền độc lập của Miến Ðiện và được  nhân dân tôn sùng là vị anh hùng dân tộc của họ sau khi ông bị ám sát. Muốn tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của vị lãnh tụ đối lập sáng giá nhất hiện nay trên chính trường Miến Ðiện, thiết tưởng cũng nên biết qua về cuộc đời bôn ba đấu tranh nhằm giải phóng đất nước của thân phụ bà ta là tướng Aung San.

                                    o0o

         Mùa thu 1935, khi phong trào quốc gia yêu nước chống thực dân Anh  đang sôi sục trong giới sinh viên Miến Ðiện, thì tại đại học Rangoon,  U NU được bầu làm chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên và AUNG SAN được bầu làm Tổng Thư Kỵ Hai người này sẽ đóng một vai tròrất quan trọng trong việc đấu tranh dành độc lập choMiến Ðiện trong thập niên 40.

         Sau khi đắc cử, U NU và AUNG SAN bèn cho ra một tờ báo, tiếng nói của Tổng Hội Sinh Viên. Ra được một vài số thì báo này lên tiếng chỉ trích một thành viên người Miến trong Hội Ðồng Quản Trị của đại học Rangoon, cho rằng ông này thiếu đạo đức. Hội Ðồng Quản Trị bèn phản ứng lại bằng cách đuổi U NU và AUNG SAN ra khỏi đại học. Mặc dầu đây chỉ là một vấn đề thuần túy nội bộ của đại học, nhưng sinh viên đã không chịu bỏ qua và đồng loạt đứng lên hô hào bãi khóa, biểu tình, biến vụ này thành một vụ đấu tranh chính trị, khiến Hội Ðồng Quản Trị phải nhượng bộ và chấp nhận cho U NU và AUNG SAN vào học trở lạị Vài tháng sau đó thì U NU một mình đứng ra thành lập "Câu Lạc Bộ RỒNG ÐỎ" chuyên phát hành các loại sách thiên tả, nhưng lại dựa vào quan niệm giải thoát con người khỏi bể khổ của Phật giáọ

         Trong khi đó thì Nhật Bản bắt đầu chú ý đến vị trí chiến lược của Miến Ðiện về phương diện dầu lửa và cũng vì từ đất Miến phe Ðồng Minh có thể mở một con đường tiếp tế vũ khí cho chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh. Nhật bèn tìm cách móc nối với những phần tử cách mạng chống chính quyền bảo hộ của người Anh, nhất là trong giới sinh viên.

Tháng 8, 1940 họ móc nối được với AUNG SAN và một người bạn của ông này, và họ bí mật tổ chức đưa lén hai người này ra khỏi Miến Ðiện trên một chiếc tàu chạy về Áo Môn, cạnh Macao và Hongkong. Rồi từ đó hai người được đưa về Ðông Kinh (Tokyo) để huấn luyện quân sự hầu sau này trở về lại Miến Ðiện để cầm quân chống lại quân đội của Dồng Minh. Lực lượng quân sự này được đặt dưới quyền điều khiển của đại tá Suzuki Keijị Sau thời gian thụ huấn ở Ðông Kinh xong, AUNG SAN trở về lại Miến Ðiện và bắt đầu móc nối giới trẻ vào hàng ngũ cách mạng chống lại nền đô hộ của người Anh. AUNG SAN tuyển mộ được thêm 28 người nữa và đưa họ qua đảo Hải Nam để cho quân đội Nhật huấn luyện. 30 người này về sau trở thành sĩ quan nồng cốt của đoàn quân giải phóng Miến. Tiểu đoàn giải phóng Miến được thành lập đầu tiên tại Thái Lan gồm có khoảng 500 người Miến Ðiện từng cư ngụ trên đất Tháị Khi quân đội Nhật bắt đầu  xâm chiếm vùng Tenasserim ở cực Nam Miến Ðiện, dọc bờ bể Andaman vào tháng 1.1942, thì tiểu đoàn giải phóng Miến có nhiệm vụ truy kích hậu quân rút lui của Anh quốc. Một trong ba mươi người đồng đội của AUNG SAN tên là Shu Maung được bí mật biệt phái vào thủ đô Ngưỡng Quảng (Rangoon) để tổ chức và thi hành những công tác phá hoạị Bí danh của Shu Maung là "NE WIN" có nghĩa là "sáng như mặt trời". Và chính y  cầm đầu cuộc đảo chánh chính phủ U NU vào năm 1962 để lên nắm quyền cho đến ngày naỵ Mặc dầu y tuyên bố về hưu và trao quyền chấp chánh lại cho một số thủ túc thân tín vào tháng 9.1988, NE WIN tuy nay đã 82 tuổi, vẫn luôn luôn nắm quyền tối hậu quyết định về chính trị cũng như về ngoại giao và quân sư và người lãnh tụ thuộc phe đối lập mà NE WIN gờm nhất hiện nay lại chính là bà Aung San Suu Kyi, con gái của tướng AUNG SAN, vị chỉ huy của  y cách đây hơn nửa thế kỷ.

                                         o0o

         Sau khi Nhật chiếm trọn Miến Ðiện thì họ mời U BA MAW ra thành lập chính phủ thân Nhật. Tướng AUNG SAN trở thành Tổng Trưởng Bộ Quốc Phòng kiêm Tư Lệnh quân đội quốc gia Miến. Và U NU là Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giaọ Nhưng trên thực tế, chính phủ U BA MAW chỉ là một chính phủ bù nhìn, vô quyền. Ông này thấy mình bị Nhật gạt nên đã lên tiếng phản đối  và bị Nhật cho tay sai ám sát. Ðại tá Suzuki bị cấp chỉ huy cho là than thiện với phe cách mạng nên bị thất sủng. Lúc còn sống U BA MAW rất ghét AUNG SAN, tuy biết AUNG SAN đang âm mưu chống Nhật nhưng lại không tố cáọ Chính những sĩ quan thuộc sắc dân Karen trong quân đội Miến đã ngấm ngầm đứng làm trung gian giữa AUNG SAN và sĩ quan tình báo của Anh quốc còn hoạt động bí mật trong nội địa Miến Ðiện, và sự móc nối này đã được huân tước Mounbatten, chỉ huy trưởng quân đội Ðồng Minh vùng Ðông Nam Á chấp nhận. Cuộc khởi loạn của quân đội quốc gia Miến dưới sự điều khiển của tướng AUNG SAN để chống lại Nhật bắt đầu từ cuối tháng 3.1945. Qua tháng 5.1945 thì quân đội Nhật bị đánh bật ra khỏi thủ đô Ngưỡng Quảng (Rangoon) và đầu hàng quân đội Ðồng Minh vào ngày  15.8.1945. Huân Tước Mounbatten và toàn bộ tham mưu của ông ta, từ nay,đều coi AUNG SAN là người đại diện có uy tín nhất của phe quốc gia tranh đấu cho nền độc lập Miến Ðiện và cũng là người Miến duy nhất được cảm tình của các sắc dân thiểu số Shan, Chin, Kachin, Rakhine,Karen và Kayah.

         Qua tháng 4.1947 dân chúng Miến đi bầu Quốc Hội Lập Hiến và ngày 9 tháng 6 thì quốc hội họp và bầu UNU làm chủ tịch. Sau đó, một chính phủ lâm thời được thành lập và tướng AUNG SAN được chỉ định làm thủ tướng.

         Sáng ngày 19.6.1947, khi tướng AUNG SAN đang họp hội đồng nội các thì một số người võ trang giả dạng cảnh sát đã đột nhập vào phòng họp  và xả súng tiểu liên bắn chết tướng AUNG SAN và sáu vị bộ trưởng trong chính phủ lâm thời trong đó có người anh ruột của tướng Aung San là Ba Win. Lúc đó tướng AUNG SAN mới có 32 tuổi và con gái út của ông ta tức bà Aung San Suu Kyi mới lên 2 tuổị

         Người cầm đầu vụ ám sát này là một chính khách người Miến tên là U SAW. Người này tưởng rằng một khi Aung San bị ám sát rồi thì chính quyền bảo hộ Anh quốc sẽ chỉ định hắn ta thay thế Aung San làm thủ tướng. Nhưng tình báo của Anh rất nhạy bén và tìm ra ngay thủ phạm là U SAW. Hắn và toàn bộ thủ hạ có nhúng tay vào vụ ám sát tướng Aung San đều bị bắt, bị đưa ra xét xử và bị hành quyết vào tháng 5.1948. Chính quyền bảo hộ Anh quốc đã chỉ định ngay chủ tịch quốc hội lập hiến  U NU làm thủ tướng. Ngày 24.9.1947, hiến pháp của Liên Bang Miến Ðiện gồm có lưỡng viện được chuẩn y và ngày 17.10.1947, hai vị thủ tướng U NU và CLEMENT ATTLEE đồng ký tên vào văn kiện bản Hiệp Ứơc công nhận nền độc lập của Liên Bang Miến Ðiện. Nhờ tài vận động khôn khéo về ngoại giao của tướng Aung San, Anh quốc đã chấp nhận trao trả độc lập lại cho Miến Ðiện trong sự tương nhượng hòa hài, không đổ một giọt máụ Nhân dân Miến Ðiện cho rằng tuy người Anh đã ra đi mhưng nước Anh vẫn mãi mãi ở trong lòng của ho

         Trong suốt thời gian U NU làm thủ tướng, từ 1947 đến 1958, rồi từ 1960 đến 1962, ông ta luôn luôn dựa vào Phật Giáo để cai trị Miến Ðiện như dưới thời các vua chúa xa xưa của nước này, nên đã làm mất long các sắc dân thiểu số theo Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo, và họ nhất tề võ trang đứng lên chống lại chính quyền trung ương Miến. Trong cảnh loạn lạc đó chính phủ dân sự của U NU đã tỏ ra bất lực và ngày 2.3.1962, quân đội Miến do tướng NE WIN cầm đầu đứng ra làm đảo chánh, bắt giam thủ tướng U NU và một số lớn các chính khách dân sư Những nhân viên nhân sự cầm đầu bộ máy hành chánh đều bị các sĩ quan quân đội thay thệ Ngày

4.7.1962, NE WIN ra lệnh thành lập một chính đảng của quânđội, đảng "Chương Trình Xã Hội Miến Ðiện" và cấm hẳn sự hoạt động của các chính đảng khác. Kể từ nay trở đi, Miến Ðiện trở thành một nước độc đảng, giống như ở Việt Nam dưới thời đệ nhị Cộng Hòa, trước khi rơi vào  tay Việt Cộng. Cương lĩnh của đảng "Chương Trình Xã Hội Miến Ðiện" do U Chit Hlaing soạn thảo; y là một tín đồ phật giáo nhưng đầu óc lại thiên tả cho nên bản cương lĩnh của y thảo ra tuy dựa trên một số giáo điều Phật Giáo nhưng lại sặc mùi Mác Xít.

                                  o0o

         Năm 1988 là năm đen tối nhất đối với người dân trong lịch sử Miến Ðiện vì 26 năm cầm quyền của nhóm quân phiệt bất lực, ngoan cố dưới sự lãnh đạo độc tài của NE WIN, lại thêm thực hiện một chương trình dựng nước na ná như của đảng cộng sản, thì bảo sao kinh tế lại không phá sản! Có trở nên giàu sụ trên xương máu người dân chỉ có gia đình và thân bằng quyến thuộc, tộc họ xa gần của NE WIN và bè lũ tay sai của y mà thôị Tham nhũng, thối nát, mua quan bán tước là chuyện đương nhiên trong những chế độ độc tài phát xít hay độc tài cộng sản. Và nếu dân chúng có lên tiếng ta thán, chỉ trích chế độ thì đã có bộ máy công an cảnh sát chực sẵn để bắt bớ, tù đày và có thể đi đến thủ tiêụ Miến Ðiện là một vựa lúa xuất cảng gạo trong vùng Ðông Nam Á, thế mà nay, dưới chế độ độc tài quân phiệt, dân lại thiếu gạo ăn mà nhà nước lại không có ngoại tệ để nhập cảng gạo vào trong nước hầu cứu đói dân. Và một khi dân đói thì không còn sợ nhà cầm quyền nữa và việc xuống đường biểu tình bất bạo động để đòi tự do dân chủ là cách tỏ thái độ  tương đối hòa hoãn nhất đối với chính quyền độc tài, nhất là khi chính quyền đó lại vẫn ngoan cố nhất định không chịu chấp nhận trò chơi dân chủ mà dân chúng đòi hỏị 

         Thế rồi chuyện gì phải xảy ra đã xảy ra, và dân chúng đã tự động đứng lên biểu tình đòi tự do dân chủ, cơm no áo ấm ở ngay tại thủ đô Ngưỡng Quảng (Rangoon) và đồng loạt ở các đô thị lớn của Miến Ðiện. Lẽ dĩ nhiên là NE WIN ra lệnh đàn áp, bắn chết bỏ, và số người đi biểu tình bị quân đội giết chết từ đầu năm cho đến cuối tháng 8. 1988, được ước lượng vào khoảng một ngàn ngườị. Lửa căm thù, oán hận trong lòng nhân dân Miến đối với chính quyền quân phiệt ngày càng hừng hực bốc cao và ngày 8 tháng 9.1988, hơn một triệu người (theo đa số các bản tin của các hãng thông tấn ngoại quốc loan đi khắp thế giới) đã xuống đường tại thủ đô Ngưỡng Quảng để biểu tình chống chính quyền và đòi tự do dân chụ Cuộc đàn áp của quân đội vô cùng man rợ và số người bị giết lên đến năm ngàn người, kể cả đàn bà, con nít và một số nhà sư trẻ.

                                      o0o

         Mùa hè 1988, bà Aung San Suu Kyi đang cùng gia đình ở Luân Ðôn, thủ đô Anh quốc, thì bà nhận được tin từ Ngưỡng Quảng điện sang là thân mẫu của bà vừa bị đột qụy về tim (stroke) và bị bán thân bất toạị Bà lật đật đáp máy bay về Miến Ðiện để lo săn sóc mẹ già ở tại thủ đô Miến, bà đã tận mắt trông thấy đồng bào lũ lượt xuống đường biểu tình chống chính quyền quân phiệt và đòi tự do dân chủ; đồng thời bà cũng vô cùng xúc động thấy cảnh máu đổ thịt rơi gây ra do sự đàn áp hết sức dã man của lũ bộ đội chính quyền. Khi bà chứng kiến được cảnh lôi xác của  41 sinh viên đi biểu tình rồi bị quân đội hốt lên xe thùng, đóng kín cửa lại khiến họ bị ngộp thở mà chết, thì bà đã lấy một quyết định thay đổi hẳn cuộc sống an nhàn sung túc của bà: đó là nhập cuộc cùng toàn dân để tham gia cuộc đấu tranh đòi cho kỳ được tự do dân chủ cho quê hương. Những gì bà đã tận mắt nhìn thấy quả thật đúng là "giọt nước làm tràn ly nước". Và sau đó, bà Aung San Suu Kyi - qua sự cố vấn của cựu thủ tướng U NU và cựu tướng lãnh TIN OO -  thành lập đảng "Liên Minh Quốc Gia Ðấu Tranh Vì Dân Chủ" để đối thoại với chính quyền quân phiệt, và đòi chính quyền phải chấp nhận tổ chức bầu cử quốc hội lập hiến để tiến tới việc thành lập một chính quyền dân cử hợp hiến hợp pháp trong tương laị  Vì bà được sự hưởng ứng nồng nhiệt của đồng bào ở bất cứ nơi nào  bà đến nói chuyện, nên chính quyền quân phiệt - vì sợ ảnh hưởng của bà lan rộng trong quần chúng - nên đã ra lệnh câu lưu và quản thúc bà tại gia, viện cớ là bà thân cộng, có hành động chống đối nhằm lật đổ chính quyền. Ðồng thời cựu tướng TIN OO, Tổng Thư Ký của Liên Minh và một số lớn cán bộ nòng cốt của đảng đều bị bắt nhốt vào ngày 19.7.1989, ngày tướng AUNG SAN bị ám sát và cũng là ngày mà bà và các đồng chí định tổ chức lễ giỗ lần thứ 41 của vị anh hùng dân tộc Miến. Từ ngày NE WIN dẹp cuộc biểu tình vĩ đại đòi tự do dân chủ của dân chúng Miến đến nay cũng gần được một năm. Phía dân chúng thì lòng căm thù tập đoàn thống trị tuy vẫn sôi sục nhưng chưa có cơ hội để bộc phát trở lại, các đảng đối lập thì tạm thời rút vào bí mật để tránh sự theo dõi của các cơ quan mật vụ của chính quyền; còn NE WIN - sau khi cho thành lập "Hội Ðồng vãn hồi Luật Pháp và Trật Tự" và giao lại cho lũ thủ túc thân tín - thì tuyên bố rút lui khỏi chính trường, nhưng kỳ thật vẫn còn điều hành công việc nước trong bóng tối, qua trung gian của Hội Ðồng.

         Qua mùa Thu năm 1989, Hội Ðồng vãn hồi Luật Pháp và Trật Tự đã ban hành một quyết định về chính trị hết sức quan trọng: chính quyền sẽ tổ chức bầu quốc hội lập hiến vào ngày 27.5.1990, vì phe quân phiệt cho rằng khi một số lớn cán bộ nồng cốt của các đảng đối lập đã bị vào tù  thì những đảng ấy, vì không có người lãnh đạo, sẽ không còn là đối thủ đáng sợ của đảng Quốc Gia Thống Nhất của chính quyền nữạ Và đây cũng là cơ hội "ngàn vàng" để hợp thức hóa chế độ qua lá phiếu của  người dân dưới con mắt xoi bói của giới truyền thông quốc tệ

         Bà Aung San Suu Kyi và cựu tướng Tin Oo tuy bị cầm tù nhưng vẫn nạp đơn ứng cử, và cả hai đều bị Hội Ðồng Tổ Chức Bầu Cử bác đơn. Mặc dầu bà Aung San Suu Kyi không ứng cử nhưng đảng "Liên Minh Quốc Gia đấu tranh vì Dân Chủ" của bà vẫn đưa người ra tranh cự Về phía chính quyền quân phiệt thì họ âm thầm khuyến khích các đảng ra tranh cử, càng nhiều càng tốt để chia bớt phiếu của các đảng đối lập lớn. Trong suốt thời gian vận động bầu cử, chính quyền đã tận dụng mọi cơ quan truyền thanh, truyền hình và báo chí của nhà nước để chỉ trích, vu khống, bôi nhọ bà Aung San Suu Kyi và đảng của bà tạ Ngày nào cũng như ngày nấy hệ thống truyền thông của chính phủ không lúc nào ngưng nhắc đến tên của bà và đảng "Liên Minh Quốc Gia đấu tranh vì Dân Chủ" để làm đề tài chỉ trích và đôi khi để diễu cợt nữa là khác. Trò chơi này rất là nguy hiểm và chính quyền quân phiệt đã chơi dao hai lưỡi; thật ra họ chả am hiểu tý nào về tâm lý quần chúng cả ở trong những nước độc tài, phe đối lập nào dám đứng lên đòi tự do, dân chủ và đa nguyên đều được dân chúng nhiệt liệt ủng hộ, nhất là sau khi cuộc biểu tình bị đàn áp đẫm máu và bà Aung San Suu Kyi bị chính quyền câu lưu thì uy tín của bà ta ngày càng lên caọ

         27.5.1990 dân chúng Miến Ðiện đổ xô đi bầu đại diện vào Quốc Hội Lập Hiến vì họ quyết dùng lá phiếu để bầu cho phe đối lập, một lối của họ để biểu dương sự chống đối chính quyền. Mặc dầu bà Aung San Suu Kyi và một số lớn lãnh tụ của đảng Liên Minh bị chính quyền giam giũ, dân chúng vẫn nhất tề bỏ phiếu cho đảng này, bất cần nhìn đến tên của từng cá nhân một, vì họ chỉ nhìn vào huy hiệu của đảng Liên Minh mà bỏ phiếụ Có thể nói cuộc bầu cử đã trở thành một cuộc trưng cầu dân ý : Ai tín nhiệm chính quyền độc tài quân phiệt thì bỏ phiếu cho "đảng gia nô" Quốc Gia Thống Nhất của tướng Ne Win, còn ai bất tín nhiệm chế độ độc tài quân phiệt thì bỏ phiếu cho đảng viên "Liên Minh Quốc Gia đấu tranh vì Dân Chủ" của bà Aung San Suu Kyị Có tất cả 2392 ứng cử viên của 234 đảng vừa lớn vừa nhỏ, để tranh 485 ghế dân biểu trong quốc hộị  Rốt cục đảng viên đảng Liên Minh của bà Aung San Suu Kyi đoạt 392 ghế dân biểu, và đảng Quốc Gia Thống Nhất của tướng Ne Win chỉ được võn vẹn có 10 ghế "biểu dân". Chủ Tịch U Tha Gyaw và phát ngôn viên U Chit Hlaing của đảng Quốc Gia Thống Nhất - đảng "gia nô"- cũng đều thất cử một cách thiểu nãọ Mặt trời của NE WIN giờ đây chỉ còn sáng như lúc chiều tà của một chiều bão tuyết.

         Tiếng "sét dân chủ" này không những đã làm rung động toàn thể nước  Miến Ðiện mà còn làm cho cả thế giới sửng sờ vì quá ngạc nhiên trước sự thảm bại không ngờ được của chính quyền quân phiệt Miến. Ngay tại những nơi chung cư của quân đội mà đảng Liên Minh vẫn thắng phiếu cũng đủ để chứng tỏ rằng người quân nhân Miến thật tình yêu nước vẫn bỏ phiếu cho đảng đối lập. Qua cuộc bầu cử này coi như nhân dân Miến đã trả được mối thù bất cộng đái thiên đối với chính quyền quân phiệt. Về phần chính quyền Miến - nếu sau này họ còn tổ chức bầu cử nữa - thì thế nào họ cũng sẽ cho tráo thùng phiếu, viện cớ là "có cộng sản hay quân phiến loạn tấn công" để "bảo đảm" cho đảng của chính quyền thắng phiếu phe đối lập; đó là cách gian lận bầu cử chắc chắn nhất thường được áp dụng tại một vài quốc gia nhược tiểu trong vùng Ðông Nam [1]

         Sau khi đảng Quốc Gia Thống Nhất của chính quyền bị thảm bại trong cuộc bầu cử 27.5.1990, chính quyền quân phiệt nhất định không cho tân quốc hội họp, viện dẫn đủ loại lý dọ Cuối cùng tướng Khin Nyunt, tổng thư ký của 'Hội Ðồng vãn hồi Luật Pháp và Trật Tự đã tuyên bố trong một cuộc họp báo ngày 11.9.90 là vì có nhiều đơn khiếu nại về gian lận bầu cử chưa được xét nên Quốc Hội chưa nhóm họp được. Tuy nhiên theo viên tướng này thì 'Hội Ðồng' - trong khi chờ đợi - vẫn tiếp tục trông coi việc nước trước khi trao quyền lại cho một chính phủ được  thành lập dựa trên bản hiến pháp do tất cả quý vị dân biểu của các chính đảng trong quốc hội soạn thảọ Nhưng không bao giờ Quốc Hội được Hội Ðồng vãn hồi Luật Pháp và Trật Tự triệu tập để soạn thảo hiến pháp. Một số lớn dân biểu đứng ra yêu cầu chính quyền phải giữ đúng lời hứa là chỉ quản thúc bà Aung San Suu Kyi một năm thôi, nhưng ngày 20.7.90 đã qua mà bà ta vẫn còn bị câu lưụ Ðể trả lời các vị dân biểu, chính quyền đã không thả bà Aung San Suu Kyi mà vào hạ tuần tháng 10.90 họ lại còn bắt thêm hàng trăm dân biểu của đảng Liên Minh và của một số đảng đối lập khác nữạ Ðến ngày 20.12.90 thì "Hội Ðồng" ra lệnh giải tán đảng "Liên Minh Quốc Gia đấu tranh vì Dân Chủ" vì là bất hợp pháp.  Từ đó về sau, dân chúng Miến Ðiện sống trong kinh hoàng, sợ hãị  'Hội Ðồng vãn hồi Luật Pháp và Trật Tự ban hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm. Cảnh bắt bớ, tra tấn, tù đày, thủ tiêu những ai dám chống đối chính quyền đã xảy ra hằng ngàỵ Công pháp quốc tế cũng bị phe quân phiệt chà đạp vì binh sĩ Miến ngang nhiên xông vào các tòa đại sứ Anh, Mỹ, Ðức để bắt những nhân viên người Miến làm việc trong sứ quán mà họ nghi là có hành động chống lại chính quyền của quân độị Trong một bản phúc trình về tình hình chính trị ở Miến Ðiện, Amnesty International đã khẳng định là tại Miến đang có tình trạng dân chủ bị chà đạp, và dân chúng sống dưới chế độ "khủng bố trắng". Chỉ sau hai năm khi xảy ra cuộc biểu tình vĩ đaị tháng 9.88 đòi tự do dân chủ và tiếp theo là cảnh đàn áp dã man của quân đội, thì chính quyền quân phiệt đã buộc hơn năm trăm ngàn người trong thủ đô Ngưỡng Quảng phải dời nhà đến sinh sống tại những miền giáp ranh với các vùng dân thiểu số mà còn bắt họ phải trả tiền đất "cắm dùi" nữạ Trong khi dân tình đang ta thán vì thiếu gạo ăn và bị buộc phải dời nhà đến các vùng hoang địa dọc biên giới miền Ðông, thì phe quân phiệt lại gây thêm thù oán với Phật Giáo bằng cách giết chóc và bắt giam một số sư trẻ mà họ cho là ủng hộ đảng Liên Minh của bà Aung San Suu Kyi, ở tại Mandalay, đô thị lớn thứ nhì sau thủ đô Ngưỡng Quảng. Sau vụ này, tướng Saw Maung chủ tịch "Hội Ðồng vãn hồi Luật Pháp và Trật Tự" đã hăm dọa trắng trợn Phật Giáo trên đài đài phát thanh là "quân đội có quyền nhúng tay vào các vấn đề liên quan đến tôn giáo". Bên Phật giáo đã phản ứng lại một cách quyết liệt: hàng trăm chùa chiền và gần năm chục ngàn sư đã phát động chiến dịch tẩy chay không hộ niệm hay làm lễ cầu an hay cầu siêu cho các gia đình của quân đội nữạ Chính quyền quân phiệt đã trả đủa lại bằng cách mua chuộc các vị sư già trụ trì ở các chùa lớn bằng quà cáp và sau đó với sự chấp thuận của các vị đại lão hòa thượng, 'Hội Ðồng vãn hồi Luật Pháp và Trật Tự" ra lệnh giải tán vì bất hợp pháp "Hiệp Hội càc Sư Trẻ" được thành lập tại đô thị Mandalaỵ

         Những hành động chà đạp nhân quyền của phe quân phiệt cầm quyền ở Miến Ðiện đã làm cho các nước trong thế giới tự do ghê tởm và đồng loạt tẩy chay bất hợp tác về kinh tế và cúp hết mọi viện trợ nhân đạo cũng như tài chánh. Thêm vào đó, lại phải đương đầu thường xuyên với những cuộc nổi loạn võ trang của các sắc dân thiểu số Karen, Shan, Kachin ở dọc theo biên giới phía Ðông, nên chi tiêu cho nhu cầu đòi hỏi của quân đội tăng lên quá 50% ngân sách quốc gia, gây nạn lạm phát trầm trọng. Vì thiếu hụt ngoại tệ nên chính quyền quân phiệt không còn nghĩ gì đến vấn đề liêm sỉ quốc gia nữa nên đã bán đứt 60% đất của tòa đại sứ Miến Ðiện ở Ðông Kinh, thủ đô của Nhật Bản cho công ty địa ốc và xây cất Nhật MCG để lấy 236 triệu mỹ kim vào đầu năm 1990. Ðó là chưa kể việc bán các khu rừng gỗ Trắc rất quý cho thương gia Thái Lan khai thác mà không trồng lại rừng, giống hệt như chính quyền cộng sản đang làm ở Việt Nam. Nhưng rừng đâu có thể cung cấp gỗ mãi cho đám quân nhân Miến nên họ đã nghĩ ngay đến việc buôn ma túỵ

         Từ trước tới nay Miến Ðiện là nước sản xuất ra thuốc phiện nhiều nhất trong vùng Ðông Nam [1] Nhất là sau việc đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình vĩ đại của dân chúng đòi tự do ở thủ đô Rangoon, thì mọi viện trợ của Mỹ cho Miến Ðiện đều bị cắt hết kể cả việc bài trừ ma túy ở vùng Ðông Bắc Miến, thuộc tiểu bang của sắc dân Shan. Trước kia, 80% các nương thẩu làm ra thuốc phiện đều thuộc quyền kiểm soát của đảng cộng sản Miến. Nhưng từ tháng 3 đến tháng 4.1989 thi đảng cộng sản Miến tan rã vì tranh chấp nội bộ, nên cuộc võ trang chống lại chính quyền quân phiệt Miến cũng tạm thời chấm dứt. Chính quyền Miến bèn nhân cơ hội đó, phái một số tướng lãnh trước kia từng chỉ huy quân sự trong vùng tiểu bang Shan đến gặp cấp chỉ huy của từng nhóm cộng sản Miến ly khai và đề nghị ký kết thỏa ước ngưng chiến với họ, đồng thời cho họ hưởng một số quyền lợi về kinh tế, nhất là về việc buôn bán ma túy, mà trong đó một số tướng lãnh trong 'Hội Ðồng' lãnh đạo cũng có tham giạ Họ được giao cho việc vận chuyển ma túy từ những nơi sản xuất ở vùng Ðông Bắc đến trạm nhận hàng dọc theo biên giới ở miền trung Ðông và trung Nam Miến Ðiện. Ma túy luôn luôn được chuyển vận trên các xe vận tải của quân đội, phần lớn thuộc sư đoàn 99 Bộ binh Biên phòng. Kể từ khi quân đội Miến đứng ra hợp tác với các nhóm cộng sản Miến ly khai để sản xuất ma túy thì công việc làm ăn của các tay buôn lậu dọc theo biên giới miền Ðông Miến rất là phát đạt, do đó số lượng ma túy của Miến Ðiện đưa lậu vào Mỹ ngày càng tăng, trong khi đó thì chính quyền Mỹ vẫn chưa tìm ra được một giải pháp nào để đối phó cho hữu hiệụ

                                    o0o

         Trong khi các nước trên thế giới đang đặc biệt theo dõi cuộc tranh chấp sôi nổi giữa Anh quốc và Trung Cộng về vấn đề Hong Kong trong cuối thập niên 80, thì nhân cơ hội đó Trung Cộng đã âm thầm thực hiện một kế hoạch mà họ dự tính từ lâu nhưng chưa có cơ hội thuận tiện để đem ra thi hành: đó là việc thành lập trục Bắc Kinh-Ngưỡng Quảng (Rangoon), để rồi từ đó Trung Cộng dần dần vươn lên địa vị siêu cường, còn phe quân phiệt Miến thì hy vọng kéo dài thêm một thời gian nữa nền thống trị của họ đối với nhân dân Miến. 

         Từ nhiều năm về trước, khi Mao Trạch Ðông còn sống, Trung Cộng luôn luôn dùng đảng cộng sản Miến Ðiện và các sắc dân thiểu số võ trang để làm áp lực với chính quyền trung ương Miến Ðiện ở Rangoon.

Nhưng sau khi đảng cộng sản Miến tan rã thành từng nhóm nhỏ vào cuối tháng 4.1989 tiếp đến xảy ra cuộc biểu tình vĩ đại của sinh viên và quần chúng ở Thiên An Môn, thì sau đó Trung Cộng thay đổi chính sách và tìm cách móc nối với cấp lãnh đạo chính quyền quân phiệt Miến. Cùng đứng trước tình thế bị dân chúng biểu tình đòi cho được tự do dân chủ, nên cả hai chế độ độc tài đều thấy cần nên bắt tay với nhaụ

         Nhu cầu cấp thiết nhất của các tướng lãnh Miến để có thể giữ được chính quyền là vũ khí thì Trung Cộng là nước sẵn sàng cung cấp cho họ ngay với giá rẻ mạt để mua chuộc ho Cuối tháng 10.1989, một phái bộ quân sự Miến do tướng Khin Nyunt, tổng thư ký Hội Ðồng Vãn hồi Luật Pháp  và Trật Tự, kiêm Giám Ðốc Cơ Quan Mật Vụ Miến, cầm đầu đã đến Bắc Kinh để điều đình và ký một hợp đồng đầu tiên trị giá 1400 triệu mỹ kim. Từ 1990 đến cuối năm 1992, Miến Ðiện nhận được của Trung Cộng 16 khu trục cơ F6 (do Trung Cộng chế tạo theo mẫu Mig 21 của Liên Xô), hàng trăm xe tăng T 69 II và T 63, 6 pháo hạm tuần tiểu, một dàn radar, hàng ngàn xe vận tải và đủ loại hỏa tiễn cùng súng ống, đạn dược. Qua đầu năm 1993, một số phái bộ Miến qua lại qua Thành Ðô, Tứ Xuyên, để gặp Hà Bình con rễ của Ðặng Tiểu Bình, đại diện của Hồng Quân phụ trách việc xuất cảng võ khí và cũng là giám đốc công ty Poly Technologies. Sau đó thì hàng loạt phái đoàn sĩ quan Miến qua Thành Ðô để dự các khóa huấn luyện xử dụng và bão trì các loại võ khí, quân xa và quân cu  Mục tiêu chính của Trung Cộng không phải làm thân với Miến Ðiện để bán võ khí mà cốt để đi dần tới việc thuyết phục chính quyền Miến Ðiện đồng ý mở thêm 3 xa lộ nối liền Vân Nam với Myitkyina, thủ phủ của tiểu bang Kachin, với Bhamo và với Lashio thuộc tiểu bang Shan; tất cả 3 thị trấn này đều là trạm cuối cùng của những đường hỏa xa từ Rangoon lên miền Bắc Miến Ðiện. Từ nay, với ba xa lộ này Trung Cộng có thể đến Ấn Ðộ Dương  dễ dàng mà khỏi phải qua ngã Hong Kong.  Thành thử luôn trong mấy chục năm Trung Cộng đã mất công toi ủng hộ đảng cộng sản Miến và các sắc dân thiểu số võ trang chống lại chính quyền để gây áp lực mà chả được lợi lộc gì cả, không ngờ là chính Hội  Ðồng Vãn Hồi Luật Pháp và Trật Tự của chính quyền Miến Ðiện lại giúp cho họ đạt được mục tiêụ

         Từ hơn hai năm nay, nhiều nước trong vùng Ðông Nam Á, đặc biệt là Ấn Ðộ đã theo dõi rất kỹ những hoạt động của chuyên viên Trung Cộng đến  xây cất căn cứ hải quân trên đảo Haing Gyi và tân trang lại những căn cứ quân sự trên đảo Coco cách đảo Andaman của Ấn Ðộ chừng 50 cây số về phía Nam. Trung Cộng đã dựng một dàn radar trên đảo này cách đây hai năm để theo dõi những hoạt động của hải quân Ấn Ðộ, và từ đảo này họ có thể quan sát dễ dàng mỗi khi Ấn Ðộ phóng thử hỏa tiễn. Trung Cộng cũng giúp Miến Ðiện xây thên hai hải cảng ở Mergui và ở Thiwala, làm cho Ấn Ðộ công khai tỏ ý lo ngại mặc dầu Miến Ðiện không ngớt cải chính là không hề để cho bất cứ quốc gia nào xâm phạm chủ quyền của Miến. Trong khi đó thì một số nhà ngoại giao của các nước Tây Phương khẳng định rằng võ khí, quân cụ và nhất là 6 chiếc pháo hạm tuần dương của Trung Cộng tuyên bố bán cho Miến nhưng thật ra là toàn biếu không chứ Miến Ðiện không thể nào có đủ tiền để mua những khí cụ đọ  Trước khi xảy ra vụ xây căn cứ hải quân trên đảo Haing Gyi và tân trang lại các căn cứ quân sự trên đảo Coco, thì Mỹ - qua hình ảnh của các vệ tinh cho thấy từng đoàn quân xa dài hàng cây số không ngớt vượt biên giới từ Vân Nam (Trung Cộng) vào miền Bắc Miến Ðiện - đã thấy rõ ý đồ của Trung Cộng muốn dùng đất Miến để đặt căn cứ quân sự trên bờ Ấn Ðộ Dương, và xa hơn nữa, là muốn uy hiếp Ấn Ðộ, để rồi vươn lên địa vị  siêu cường. Khi chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô chưa chấm dứt - cho đến gần cuối thập niên 80 - thì giữa hai siêu cường này đã có sự đồng thuận là phải chận đứng, bằng mọi cách, ý đồ của Trung Cộng luôn luôn tìm cách tiến xuống Ấn Ðộ Dương để uy hiếp Ấn Ðộ, một đồng minh của Liên Xộ Nay thì Liên Xô đã tan rã và trước viễn ảnh Trung Cộng có thể dùng đất Miến để đặt thêm nhiều căn cứ quân sự nữa rải rác trên bờ Ấn Ðộ Dương, nên cả Mỹ lẫn Ấn Ðộ đều nghĩ rằng cả đôi bên cần phải bắt tay nhau chặt chẽ thì mới ngăn chận được con sư tử Trung Hoa đang vươn mình đứng lên trong khu rừng già Miến Ðiện. Riêng về phía Mỹ lại có thêm một  vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết gấp là từ khi Trung Cộng bắt tay với Miến Ðiện thì số lượng ma túy từ khu 'Tam Giác Vàng'- giữa Miến Ðiện và Trung Cộng - nhập lậu vào Mỹ đã tăng lên hơn 60%. 

         Từ mấy thập niên qua, Cơ Quan Bài Trừ Ma Túy của Mỹ đã tiêu hàng tỷ mỹ kim của ngân sách quốc gia để chận đứng việc sản xuất, chuyển vận và phân phối ma túy từ Nam Mỹ và Miến Ðiện nhập lậu vào Hoa Kỳ, nhưng kết quả thâu lượm được chả là baọ Vì không đặt nặng vấn đề tình báo, nên Cơ quan Bài Trừ Ma Túy đã bị 'hô nhiều lần.    Cứ đọc bức thư của ông John Laww, giám đốc Cơ Quan Bài Trừ Ma Túy của Hoa Kỳ gởi cho Manuel Noriega ngày 8.5.1986 thì rõ: "...nhân tiện đây tôi xin nhắc ông hay là chúng tôi đã thấy được những hành động vượt bực của ông trong khi thi hành chính sách bài trừ ma túy qua việc trục xuất một số 'đầu nậú buôn ma túy thuộc hạng gộc ra khỏi Panama, đồng thời tịch thu một số lượng lớn cả ma túy lẫn hóa chất dùng để biến chế ma túỵ" Sau khi Noriega bị bắt, mọi người mới hay tên trùm cầm đầu việc nhập lậu ma túy vào Mỹ chính là y, còn những tên 'đầu nậú bị y trục xuất ra khỏi Panama là vì chia tiền lời cho y quá ít. Bức thư của ông John Law vẫn còn được giữ trong văn khố của Bộ Tư Pháp Hoa Kỵ Và mọi chuyện xảy ra trong việc bài trừ ma túy ở Miến Ðiện trong cuối thập niên 80 cũng giống y chang như ở Panama dưới thời Noriega; nghĩa là cấp tướng lãnh trong 'Hội Ðồng Vãn Hồi Luật Pháp và Trật Tự của Miến Ðiện cũng xuất cảng ma túy sang Mỹ, trong khi đó cũng vẫn nhận tiền đều đều của Cơ Quan Bài Trừ Ma Túy của Hoa Kỳ để tổ chúc những buổi lễ đốt ma túy (vài gói tượng trưng để ở bên trên từng đống bao đựng bột giả làm ma túy) do tướng Khin Nyunt,- người hùng của chế độ quân phiệt Miến sau Ne Win hiện nay - đến chủ tọa để cho có vẻ trang trọng và cũng để mấy ông Mỹ, giám đốc cơ quan dễ ăn nói và xin tiền thêm với chính quyền Hoa Kỵ  Nhưng sau khi chính quyền Miến Ðiện dàn áp đẫm máu cuộc biểu tình ngày 8.9.1988 và ra lệnh câu lưu bà Aung San Suu Kyi, thì chính quyền Mỹ đã cắt mọi viện trợ cho Miến kể cả việc bài trừ ma túỵ Tuy nhiên để vớt vát và trước khi có cuộc bầu cử quốc hội lập hiến, vào tháng 2,1990 Bộ Ngoại Giao Miến cử một phái đoàn qua Hoa Kỳ để vận động xin lại viện trợ về khoản bài trừ ma túỵ Nhưng vì trong phái đoàn này lại có sự hiện diện của viên tướng Tin Hla, tư lệnh sư đoàn 22 Bộ binh Miến, sư đoàn đã từng tham dự vào cuộc đàn áp và giết hàng ngàn dân chúng đi biểu tình ở thủ đô Rangoon ngày 8.9.1988,vả lại tướng này cũng chưa hề tham gia vào một cơ quan bài trừ ma túy nào từ trước tới nay, nên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã từ chối không tiếp phái đoàn. Thế là xôi hỏng bỏng không, nhưng hành động của phái đoàn Miến qua Mỹ để xin được tái viện cũng đã chứng tỏ là Miến Ðiện vẫn muốn cầu thân với Mỹ - vì qua Mỹ còn có cả một khối lớn các nước trong thế giới tự do nữa, chứ nếu bắt tay với Trung Cộng mà vẫn bị các nước trên toàn thế giới tẩy chay, thì về lâu về dài, sẽ bị Trung Cộng 'nô lệ hóá một cách gián tiếp.

         Gần 5 năm 'Hội Ðồng Vãn Hồi Luật Pháp Và Trật Tứ Miến Ðiến đã nếm được mùi của các cố vấn và huấn luyện viên Trung Cộng, đồng thời không ngớt nghe những lời xầm xì bất mãn của mọi cấp bậc trong quân đội trước thái độ xấc xược, ngạo mạn, hống hách của lũ cố vấn và chuyên viên Tàu, nên cấp tướng lãnh chỉ huy thấy rằng nếu họ còn khư khư ôm chân Trung Cộng trong khi bị toàn thế giới tẩy chay không hợp tác về kinh tế, thì họ sẽ mất dần sự ủng hộ của quân đội và sẽ khó mà nắm giữ được chính quyền về lâu về dàị Vì vậy mới có quyết định trả tự do không điều kiện cho bà Aung San Suu Kyi, để rồi đối thoại với khối đối lập do bà cầm đầu, và từ đó tiến tới việc thành lập một chính phủ quốc gia liên hiệp gồm đủ mọi thành phần kể cả các sắc dân thiểu sộ Cũng nên nhớ là năm 1947, Anh quốc đã chấp nhận trao trả độc lập lại cho Miến Ðiện qua chính phủ do tướng Aung San làm thủ tướng, vì theo báo cáo của huân tước Mounbatten, chỉ huy trưởng quân đội Ðồng Minh trong vùng Ðông Nam Á thì chỉ có tướng Aung San là người được sự tín nhiệm của các sắc dân thiểu số ở Miến Ðiện mà thôị Giờ đây bà Aung San Suu Kyi cũng được sự ủng hộ nồng nhiệt của các sắc dân thiểu số, và nếu bà có cơ hội đứng ra thành lập một chính phủ liên hiệp thì chắc bà sẽ được sự ủng hộ của toàn dân. Trong buổi họp báo ngày 10.7.95 bà Aung San Suu Kyi đã cho báo chí biết là bà không có căm thù gì phe tướng lãnh đã giam giữ bà trong 6 năm, và mong rằng phe tướng lãnh sẽ chấp nhận đối thoại với phe đối lập để tìm một giải pháp cứu vãn đất nước ra khỏi cảnh điêu tàn hiện naỵ Nếu phe tướng lãnh không chấp nhận đối thoại với phe đối lập thì không khi nào họ lại chịu phóng thích bà Aung San Suu Kyi không điều kiện, mà một khi họ đã trả tự do cho bà ta, thì rất có thể đã có sự sắp xếp và thỏa thuận giữa hai phe chính quyền và đối lập rồi, biết đâu lại chẳng qua trung gian của một cường quốc nào đó trong khối thế giới tự do ?

Nam Phong

 



Posted: 03/04/2024 #views: 119
Add comment
: